Bật mí cách thiết kế phòng ngủ master thời thượng và đẳng cấp.
Phòng ngủ master thường được ưu tiên tầm view đẹp mắt và diện tích rộng thoáng, thiết kế sang trọng với đầy đủ công năng. Cùng HMP Decor tham khảo một số mẫu thiết kế phòng ngủ master đẳng cấp để có thêm ý tưởng hoàn thiện căn phòng đầy dấu ấn riêng.
Thông tin cần biết trước khi thiết kế phòng ngủ master
Khái niệm phòng ngủ master
Phòng ngủ master được xem là phòng ngủ chính của một ngôi nhà hoặc căn biệt thự, thường được dùng cho chủ nhân gia đình. Vì vậy, căn phòng này cần đặc biệt chú trọng về các yếu tố như: diện tích, công năng, tầm view, bố trí nội thất,…
Các giai đoạn phát triển của phòng ngủ master
Việc sở hữu một phòng ngủ master không còn quá xa lạ với nhiều gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít người biết đến lịch sử phát triển lâu đời của loại hình phòng ngủ này.
- Phòng ngủ master giai đoạn thế kỷ XX trở về trước
Có thể nói, trong những năm 1700 và trước đó, hầu hết mọi người chưa có khái niệm về việc phân định rạch ròi một không gian riêng tư để ngủ nghỉ.
Lấy ví dụ như nước Mỹ trong thời kỳ thuộc địa. Phần lớn nhà ở của họ chỉ có duy nhất một phòng để sinh hoạt chung: ăn uống, đọc báo, trò chuyện,… Vì vậy, việc dành riêng một không gian chỉ để ngủ nghỉ cho gia chủ chính là một điều quá xa xỉ đối với họ. Ngay đối với một gia đình sung túc sở hữu một căn nhà rộng vào nhiều phòng riêng, họ cũng sẽ không phân chia phòng nào gọi là phòng ngủ chính.
Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII khi xã hội đã phát triển và con người trở nên giàu có hơn thì không gian sống của họ cũng được nâng cấp để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau.
Cụ thể, nhà ở đã bắt đầu có sự phân chia chức năng cụ thể. Đối với một số hộ gia đình, việc sở hữu những phòng ngủ riêng là biểu hiện của sự giàu có và quyền lực. Tuy phòng ngủ của mỗi thành viên đều khá nhỏ và không có sự phân cấp.
Vì thế, mặc dù khái niệm “phòng ngủ” đã xuất hiện nhưng chưa có không gian nào gọi là phòng ngủ chính.
- Phòng ngủ những năm 1900
Lịch sử ghi lại, cụm từ “master bedroom” (dịch là phòng ngủ chính) lần đầu tiên được ghi nhận tại một ngôi nhà trên đất nước Hà Lan vào những năm đầu thế kỉ 20. Với một cửa sổ, tủ bếp tích hợp, phòng ngủ và một nhà tắm riêng, có thể nói căn phòng này đã có những món nội thất căn bản và tiêu chuẩn của căn phòng ngủ master.
Hơn nữa, hai cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 2 và lần 3 ra đời đã tác động và làm thay đổi mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người. Những sản phẩm điều hòa không khí cho nhà ở như máy lạnh, máy sưởi bắt đầu xuất hiện, vừa khiến nhu cầu sống được nâng cấp, vừa dẫn tới sự gia tăng diện tích phòng ngủ, nhất là phòng của các cặp vợ chồng.
Diện tích kích thước phòng ngủ chính tăng lên là một trong các yếu tố then chốt hình thành mô hình phòng ngủ master sau này. Tuy nhiên, lúc này phòng ngủ master vẫn chưa thật sự phổ biến.
- Phòng ngủ master những năm 2000 đến nay
Phòng ngủ master dần trở nên phổ biến hơn trong thời đại ngày nay vì những lợi ích mà nó mang lại. Các mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ master hiện được chú trọng và cải biến tùy theo mục đích, sở thích của gia chủ. Song, dường như đối với những ngôi nhà lớn hay các căn biệt thự, việc phân chia một căn phòng ngủ riêng cho gia chủ lại càng được nhìn nhận rõ rệt hơn.
Các đặc trưng cơ bản của phòng ngủ master
Một mẫu thiết kế phòng ngủ master được đầu tư chỉn chu sẽ mang những đặc trưng nổi bật sau đây:
- Đầu tư nội thất
Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất của thiết kế nội thất phòng ngủ master đó là các đồ vật luôn đi theo bộ, theo cặp để tạo ra tính đồng nhất và thể hiện vị thế của chủ nhân ngôi nhà. Ví dụ phổ biến nhất là giường, chăn ga và bàn trang điểm sẽ có những hoạ tiết và hoa văn giống nhau.
Ngoài ra, gia chủ có thể gây ấn tượng với người nhìn bằng những món đồ trang trí độc đáo và tinh tế.
- Quy hoạch diện tích và vị trí phòng
Thông thường, tùy vào diện tích của căn nhà mà kích thước phòng ngủ master sẽ dao động vào khoảng 30m2 – 40m2. Tuy nhiên, căn phòng có thể chiếm phần lớn hơn phụ thuộc vào ý muốn của gia chủ.
Bên cạnh đó, phòng ngủ master luôn chiếm những vị trí đẹp nhất trong mặt bằng nhà ở. Ví dụ, đó có thể là nơi nhìn ra được vườn, ngắm được thành phố hoặc thuận lợi cho việc tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Việc có một không gian thông thoáng giúp gia chủ nghỉ ngơi thoải mái, duy trì sức khỏe tốt và tái tạo năng lượng tích cực cho cơ thể.
- Đảm bảo sự hài hoà về màu sắc
Trong kiến trúc nói chung,màu sắc trong phòng ngủ nên được cân đối để mang đến sự dịu dàng, ấm áp đồng thời giúp môi trường nghỉ ngơi đạt được sự cân bằng về mặt âm – dương.
Xét về mặt nghệ thuật, không gian có quá nhiều tone lạnh sẽ mang đến cảm giác lạnh lẽo, trống trải. Mặt khác, quá nhiều màu gam nóng lại tạo sự bức bí và ngột ngạt.
Do đó, chủ nhà nên chọn màu sơn tổng thể sáng, nhẹ nhàng và kết hợp tô điểm với những gam màu khác từ đồ nội thất và vật dụng trang trí để mang lại sự hài hòa tối đa.
- Đảm bảo điều kiện chiếu sáng
Vì phòng ngủ là chốn nghỉ ngơi, thư giãn nên việc bố trí một số lượng lớn đèn ở tất cả khu vực là không cần thiết. Thay vào đó, gia chủ có thể để sắp xếp đèn tập trung vào những nơi không có cửa sổ và gần giường ngủ nhằm tối ưu hiệu năng sử dụng. Việc thiết kế mộthệ thống đèncó ánh sáng dịu nhẹ, không gây chói mắt sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho gia chủ.
- Không phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thuỷ
Ngoài việc mất tính thẩm mĩ, gia chủ không nên thiết kế phòng ngủ có hình dạng méo mó với nhiều góc vát xéo bởi chúng phạm phải quy tắc cấm kỵ trong phong thuỷ. Thay vào đó, gia chủ nên ưu tiên cho phòng ngủ master một mặt bằng vuông vức, ngay ngắn.
Theo phong thủy, gia chủ nên tuyệt đối tránh đặt gương đối diện giường ngủ. Việc lựa chọn những chiếc tủ quần áo với gương ẩn trong cánh tủ vừa giúp căn phòng tiết kiệm diện tích vừa đảm bảo về mặt phong thuỷ.
Để thu hút tài lộc, vượng khí vào nhà, gia chủ nên tìm hiểu thêm về hướng phòng, màu sắc, vật phẩm phong thủy và các yếu tố khác phù hợp với tuổi và niên mệnh của bản thân.
Lựa chọn nội thất trong thiết kế phòng ngủ master
Thông thường, một thiết kế phòng ngủ master đẹp và lý tưởng sẽ bao gồm những sản phẩm như: giường ngủ, kệ tủ, góc xem TV, kệ trang điểm, phòng thay đồ,… Tùy vào nhu cầu và sở thích của gia chủ, đồ dùng nội thất sẽ được tăng giảm cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng đều phải hướng về một mục đích chung, đó là mang lại không gian nghỉ ngơi tiện nghi, thoải mái và thể hiện được gu thẩm mỹ đẳng cấp của chủ nhà.
Dưới đây là những thông tin đầy đủ nhất về 4 món đồ không thể thiếu trong thiết kế phòng ngủ master.
Giường phòng ngủ master
Giường là món đồ không thể thiếu trong thiết kế nội thất phòng ngủ master để đảm bảo cho một giấc ngủ sâu và chất lượng.
Yếu tố đầu tiên gia chủ cần cân nhắc là về kích cỡ giường ngủ. Kích thước tiêu chuẩn của giường ngủ master hiện nay là khoảng 1,98m chiều rộng và 2,03m chiều dài. Tuỳ vào diện tích căn phòng, chủ nhà có thể thay đổi và điều chỉnh kích cỡ sao cho hợp lý.
Tuy nhiên, một căn phòng ngủ rộng rãi không đồng nghĩa với việc những chiếc giường “càng lớn càng tốt”, bởi giường ngủ quá rộng sẽ làm lãng phí diện tích và đánh mất cân bằng tổng thể của không gian.
Cùng với đó, chất liệu của giường ngủ hiện nay vô cùng đa dạng, gia chủ có thể lựa chọn giữa gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nỉ, nhung hay kim loại…
Tuy nhiên, chất liệu được sử dụng cần đảm bảo tính đồng bộ về màu sắc vàphong cách thiết kếkhông chỉ với căn phòng mà còn của toàn ngôi nhà. Ví dụ, trong nội thất phòng ngủ master lấy màu nâu là chủ đạo, chủ hộ nên lựa chọn giường màu trắng kem, màu cà phê,…
Ngoài ra, việc sắp xếp vị trí đặt giường ngủ cũng nên được cân nhắc cẩn thận sao cho vừa có đủ diện tích để sắp xếp những món đồ khác vừa đảm bảo tính thuận mắt cho người nhìn.
Tủ quần áo phòng ngủ master
Tủ quần áo cũng là một vật dụng không thể thiếu trong một phòng ngủ đầy đủ tiện nghi. Với thiết kế nội thất phòng ngủ master, hình dáng tủ áo cần phù hợp với phong cách của giường ngủ. Ví dụ, nếu không gian phòng theo trường phái đương đại, một chiếc tủ với mặt gương sáng loáng và tay cầm bằng kim loại sẽ phù hợp hơn so với những sản phẩm làm từ gỗ.
Thêm vào đó, gia chủ nên chú ý nhiều hơn đến diện tích của tủ áo và phân chia các ngăn để đồ cho phù hợp. Hiện nay, các nhà thiết kế đã cho ra đời các mẫu tủ đa dạng để phục vụ mục đích sử dụng khác nhau. Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như tủ tích hợp thanh ngang để treo thắt lưng, quần dài, tủ âm tường tiết kiệm diện tích, tủ đi kèm đèn bên trong,…
Đèn phòng ngủ master
Trong một gian phòng ngủ, việc thiết kế và bố trí đèn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của chủ nhân.
Trước khi chọn đèn phòng ngủ, gia chủ cần lưu ý kích cỡ của đèn sao cho phù hợp với diện tích phòng. Với thiết kế phòng ngủ master rộng, đèn chùm hoặc đèn pha lê cỡ lớn ở chính giữa thường được ưu tiên sử dụng, chúng không chỉ đảm bảo nguồn sáng cho không gian mà còn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.
Khi thiết kế ánh sáng nhân tạo cho nơi nghỉ ngơi, gia chủ nên ưu tiên sử dụng các loại đèn có màu sắc hài hòa với tổng thể chung của căn phòng. Ví dụ, với những căn phòng có gam màu nhẹ như vàng nhạt, trắng, xanh nhạt, hay xám, chủ hộ có thể chọn đèn sắc trắng tông lạnh để làm nổi bật đồ dùng nội thất.
Tùy vào nhu cầu sinh hoạt, những ánh đèn màu ấm (thường là màu vàng) với cường độ sáng vừa phải thường được dùng để làm đèn ngủ hoặc đèn đầu giường. Loại ánh sáng này vừa giúp mắt nhìn được thoải mái, để gia chủ dễ dàng đi vào giấc ngủ, vừa mang đến hiệu ứng thị giác đặc biệt khi có khách ghé thăm.
Lựa chọn vị trí lắp đèn là một công đoạn quan trọng. Chủ nhà tuyệt đối nên tránh việc bố trí một chùm đèn to ở ngay phía trên giường hoặc từ trên trần nhà chiếu thẳng xuống giường. Theo phong thuỷ, đây là những vị trí không tốt vì phạm vào điều tối kỵ “xà ngang đè giường”. Việc lắp đèn như vậy sẽ tạo cảm giác áp lực, lo lắng quá độ và dễ gây các vấn đề khác về sức khỏe cho gia chủ.
Ngoài ra, để thuận tiện khi sử dụng, công tắc đèn phòng ngủ nên được gắn gần vị trí đầu giường.
Rèm cửa phòng ngủ master
Rèm cửa phụ thuộc nhiều vào hình dáng cửa sổ cũng như kiến trúc phòng ngủ. Với những thường áp dụng hệ thống cửa kính lớn, gia chủ nên cân nhắc lựa chọn các loại rèm đơn giản, không chú trọng nhiều vào chi tiết như rèm truyền thống, rèm romance (dạng kéo cả mảng lớn),…
Mặt khác, trong những phòng ngủ mang hơi hướng cổ điển, sử dụng đồ nội thất cầu kỳ, rèm vải lại được ưu ái hơn cả. Cụ thể, các loại vải có chất liệu mềm mại và bóng mượt với hoa văn và hoạ tiết trang nhã như gấm, lụa thô, lụa trơn, voan,… sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho không gian.
Ngoài ra, nhằm tối ưu việc che chắn và đảm bảo tính riêng tư cho phòng ngủ, chủ nhà thường có xu hướng lựa chọn chất liệu vải dày dặn; tuy nhiên, không nên quá lạm dụng bởi chúng dễ gây cảm giác nặng nề, bí bách và thường tốn nhiều công sức trong trường hợp gia chủ cần dọn dẹp vệ sinh.
Thay vào đó, chủ nhà có thể sử dụng rèm 2 lớp với chất liệu mỏng, nhẹ hoặc kết hợp 1 rèm và 1 tấm voan trắng để linh hoạt sử dụng. Rèm phòng ngủ nên được làm từ vật liệu tự nhiên là tốt nhất và cần hạn chế tối đa các chất liệu có thành phần nhựa.
Khi chọn màu rèm cửa sổ hoặc ban công, gia chủ nên tránh sử dụng các gam màu nóng như đỏ, hồng, cam,… Đây là những sắc màu tạo sự căng thẳng lên đôi mắt và làm người nhìn cảm thấy khó chịu, ngột ngạt. Ngoài ra, màu đen cũng không được khuyến khích sử dụng do cản trở ánh sáng tự nhiên chiếu đến phòng và biến không gian nghỉ ngơi trở nên u ám hơn bình thường.
Để có một thiết kế phòng ngủ master chỉn chu về mặt nội thất, gia chủ có thể đặt may đo riêng tại các cửa hàng có thợ may uy tín. Sau khi đo đạc cửa sổ, gia chủ cần tính toán kích thước rèm một cách hợp lý để rèm treo có sự cân đối về mặt thẩm mỹ và đảm bảo công năng sử dụng.
Ngoài ra, rèm cửa cần được treo lên cao để giữ được màu sắc ở phần dưới của rèm và tạo cảm giác thông thoáng, gọn gàng cho phòng.
Một số đồ nội thất khác cho phòng ngủ master
Với những ai ưa thích sự sáng tạo và phá cách, phần tường phía đầu giường hoàn toàn có thể được tận dụng để thể hiện cá tính riêng của chủ nhân. Hiện nay theo xu hướng mới, vị trí này thường được ốp các vật liệu khác nhau để tạo nét chấm phá. Một số sản phẩm được ưa chuộng bao gồm giấy dán tường, gỗ, các ô giả da và sang trọng hơn là tấm ốp gạch 3D.
Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý không nên treo hoặc trang trí các vật phẩm nặng, vươn ra khỏi mặt tường nhiều nhằm đảm bảo an toàn và tránh cảm giác lo âu không đáng có.
Ngoài ra, gia chủ có thể thiết kế trần nhà tuỳ theo ý thích nhưng cần tuân theo nguyên tắc: càng đơn giản càng tốt, tiêu biểu là mẫu trần thạch cao với màu sắc cơ bản giống màu tường để tạo tính đồng bộ cho toàn thể phòng.
Bên cạnh nội thất, chủ nhân có thể nhấn nhá thêm cho không gian bằng một bức tranh lớn hoặc đặt một lọ hoa ở bàn trang điểm.